Phân biệt cổ phiếu và trái phiếu – Nên đầu tư cái nào?

Cổ phiếu và trái phiếu, hai loại hình đầu tư phổ biến, mang đến những đặc điểm riêng biệt: cổ phiếu hứa hẹn tiềm năng sinh lời cao nhưng đi kèm rủi ro lớn, trong khi trái phiếu đảm bảo sự ổn định với mức lợi nhuận cố định. Vậy đâu mới là lựa chọn phù hợp với mục tiêu tài chính và khẩu vị rủi ro của bạn?

Hãy cùng BlogFxVN khám phá sự khác biệt và tìm hiểu cách lựa chọn giữa cổ phiếu và trái phiếu để xây dựng chiến lược đầu tư thông minh.

Cổ phiếu là gì? Có mấy loại?

Luật Chứng khoán và Luật Doanh nghiệp đều định nghĩa rõ ràng về khái niệm cổ phiếu, nhằm đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm pháp lý cho các bên tham gia thị trường chứng khoán. Cụ thể:

  • Theo Luật Chứng khoán 2019, tại Khoản 2 Điều 4: Cổ phiếu được định nghĩa là một loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành. Điều này khẳng định rằng người nắm giữ cổ phiếu có quyền hợp pháp tham gia vào các quyết định liên quan đến phần vốn mà mình sở hữu.
  • Theo Luật Doanh nghiệp 2020, tại Khoản 1: Cổ phiếu là một chứng chỉ được phát hành bởi công ty cổ phần, có thể ở dạng bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, nhằm xác nhận quyền sở hữu đối với một hoặc nhiều cổ phần của công ty đó.

Việc sở hữu cổ phiếu không chỉ đơn thuần là sở hữu một loại chứng khoán, mà còn đồng nghĩa với việc cá nhân hoặc tổ chức đó trở thành cổ đông của công ty, có quyền sở hữu một phần tài sản và hưởng lợi từ hoạt động kinh doanh của công ty. Đồng thời, cổ đông cũng phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật và điều lệ công ty.

Cổ phiếu là hình thức đầu tư phổ biến với khả năng sinh lời đột phá

Cổ phiếu được phân loại thành 2 nhóm chính là:

  • Cổ phiếu phổ thông (còn gọi là cổ phiếu thường): Đây là loại cổ phiếu chiếm tỷ lệ lớn, thường xuyên được giao dịch trên thị trường chứng khoán. Cổ đông phổ thông có quyền bỏ phiếu biểu quyết các hoạt động của công ty, tham gia họp Hội đồng quản trị.
  • Cổ phiếu ưu đãi: Cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi có một số lợi ích nổi bật, gồm 3 loại là: Cổ phiếu ưu đãi cổ tức, cổ phiếu ưu đãi hoàn lại và cổ phiếu ưu đãi biểu quyết.

Trái phiếu là gì? Có mấy loại?

Khái niệm trái phiếu được quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 như sau: Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.

HIểu một cách đơn giản thì trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp hoặc chính phủ với người nắm giữ hay người sở hữu trái phiếu đóng vai trò “chủ nợ”.

Trái phiếu là hình thức đầu tư sinh lời ổn định

Hiện nay, trái phiếu bao gồm ba nhóm chính là:

  • Trái phiếu Chính phủ: Do Chính phủ phát hành nhằm tăng nguồn cung tài chính, bù đắp những thiếu hụt tạm thời cho ngân sách nhà nước, đồng thời huy động tiền nhàn rỗi trong nhân dân, các cơ quan, tổ chức khác. Đây là loại chứng khoán ít rủi ro nhất.
  • Trái phiếu doanh nghiệp: Do các doanh nghiệp phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ nhằm huy động vốn vay từ những nhà đầu tư, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp phát hành có nghĩa vụ thanh toán cả gốc lẫn lãi cho chủ sở hữu trái phiếu khi đến hạn thanh toán ghi trên trái phiếu.
  • Trái phiếu của các tổ chức tài chính – ngân hàng: Do các tổ chức tài chính – ngân hàng phát hành nhằm huy động, tăng cường vốn hoạt động cho tổ chức.

So sánh và phân biệt cổ phiếu – trái phiếu

Giống nhau 

  • Cùng là phương thức huy động vốn: Cả cổ phiếu và trái phiếu đều được các tổ chức phát hành để huy động nguồn vốn phục vụ hoạt động kinh doanh hoặc đầu tư.
  • Chứng nhận quyền lợi hợp pháp: Cả hai đều là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tổ chức phát hành, đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư.
  • Công cụ đầu tư sinh lời: Cổ phiếu và trái phiếu đều mang lại khả năng sinh lời cho nhà đầu tư, thông qua mức lợi tức đã được quy định hoặc kỳ vọng tăng trưởng giá trị. Đồng thời, chúng có thể được mua bán, thế chấp, chuyển nhượng, trao đổi hoặc để lại thừa kế.

So sánh những điểm khác biệt giữa trái phiếu và cổ phiếu

Nên đầu tư cổ phiếu hay trái phiếu?

Lựa chọn giữa đầu tư cổ phiếu hay trái phiếu phụ thuộc vào mục tiêu tài chính, mức độ chấp nhận rủi ro, và cả thời gian bạn muốn gắn bó với khoản đầu tư của mình. Trả lời các câu hỏi sau sẽ giúp bạn tìm ra phương án của riêng mình.

Mục tiêu tài chính của bạn là thu nhập ổn định hay tăng trưởng tài sản?

Nếu bạn muốn tăng trưởng vốn: Cổ phiếu chính là lựa chọn hàng đầu nhờ khả năng sinh lời vượt trội theo thời gian. Nhưng hãy nhớ, lợi nhuận cao luôn đi kèm với rủi ro cao!

Nếu bạn cần thu nhập ổn định: Trái phiếu sẽ phù hợp hơn, bởi nó mang đến khoản lãi suất cố định và sự an toàn tương đối.

Kế hoạch đầu tư của bạn là dài hạn hay ngắn hạn?

Đầu tư dài hạn: Cổ phiếu thường là lựa chọn tốt hơn nhờ khả năng sinh lời mạnh mẽ theo thời gian.

Đầu tư ngắn hạn: Trái phiếu sẽ phù hợp hơn vì ít bị ảnh hưởng bởi biến động thị trường.

Nên chia tài sản đầu tư vào nhiều kênh khác nhau với tỷ lệ phù hợp

Mức độ chịu đựng rủi ro của bạn đến đâu?

Người ưa mạo hiểm: Nếu bạn không ngại đối mặt với những cú “lên voi, xuống chó” của thị trường, cổ phiếu sẽ là sân chơi lý tưởng.

Người yêu sự ổn định: Với trái phiếu, bạn không cần mất ngủ vì giá trị biến động. Đây là lựa chọn an toàn cho những ai sợ rủi ro.

Nếu bạn muốn kiếm lợi nhanh và sẵn sàng chịu rủi ro, cổ phiếu chính là ngôi sao sáng. Còn nếu bạn cần một khoản đầu tư an toàn, ổn định để “giữ tiền đẻ lãi” thì trái phiếu sẽ là bến đỗ lý tưởng.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia đầu tư thì bạn không bao giờ nên dồn toàn bộ tài sản đầu tư vào một sản phẩm đầu tư duy nhất. Hãy lên danh mục đầu tư gồm nhiều sản phẩm (cổ phiếu, trái phiếu, vàng, chứng chỉ quỹ, gửi tích lũy…) để phân tán rủi ro, tối ưu lợi nhuận.

Nếu bạn chưa hình dung được nên đầu tư vào đâu, tỷ lệ vốn ra sao, có thể tải ứng dụng và trả lời bộ câu hỏi trắc nghiệm để xác định hồ sơ rủi ro cũng như nhận khuyến cáo đầu tư phù hợp từ những chuyên gia kỳ cựu

Related Posts

Đầu Tư Vàng – Chiến Lược Đầu Tư Hiệu Quả Năm 2025

Đầu tư vàng là hành động mua/bán dựa trên biến động giá để tối ưu hóa lợi nhuận. Với tính thanh khoản cao và khả năng lưu…

Tài Trợ Chuỗi Cung Ứng (SCF) – Vai Trò Và Lợi Ích Đối Với Doanh Nghiệp

Tài trợ chuỗi cung ứng (Supply Chain Finance – SCF) đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các bên trong chuỗi cung ứng, từ nhà…

Phân Phối Đỉnh Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Ứng Phó Hiệu Quả

Phân phối đỉnh trong chứng khoán là hiện tượng phổ biến, báo hiệu sự chững lại hoặc đảo chiều của giá cổ phiếu sau một giai đoạn…

Buy The Dips Là Gì? Khi Nào Nên Áp Dụng Chiến Lược Buy The Dips?

Chiến lược Buy The Dips, hay còn gọi là “mua vào sau nhịp giảm giá mạnh,” là một trong những phương pháp giao dịch phổ biến và…

Cách Lọc Cổ Phiếu – Tổng Hợp 6 Phương Pháp Hiệu Quả Cho Nhà Đầu Tư

Lọc Cổ Phiếu Là Gì? Phương pháp lọc cổ phiếu không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn hỗ trợ nhà đầu tư xác định được…

Cách sử dụng các chỉ báo kỹ thuật trong giao dịch thực tế

Chỉ báo kỹ thuật là công cụ đắc lực hỗ trợ nhà đầu tư trong việc phân tích thị trường, giúp tiết kiệm thời gian tính toán…